"I believe in manicures. I believe in overdressing. I believe in primping at leisure and wearing lipstick. I believe that laughing is the best calorie burner. I believe in kissing; kissing a lot. I believe in being strong when everything seems to be going wrong. I believe that happy girls are the prettiest girls. I believe that tomorrow is another day, and I believe in miracles."- Audrey Hepburn

Feb 13, 2010

2010 - Tết

Không cần lịch ta và đếm mùng thì cũng biết Tết. Không cẩn thời tiết chuyển lạnh và mai, đào không cần phải nở rợp cây thì cũng biết Tết. Không cần bánh chưng, bánh tét, không cần phong bao lì xì, không cần quần áo mới thì cái Tết nó vẫn len lỏi vào đời sống của từng người. Từ lời nói đến hành động, từ hình ảnh đến văn chương, đâu đâu cũng như ghé sát tai người mà gào “Tết đến rồi.”

Không khí Tết làm dân Việt Nam phấn khởi nao nức bao nhiêu thì nó làm tày làm tội dân du học bấy nhiêu. Đứa thì mừng rỡ đếm từng ngày từng giờ được về ăn bánh chưng dưa kiệu. Đứa thì chỉ được hưởng cái không khí trước Tết rồi thì nuối tiếc bước đi. Đứa thì tủi thân dò tìm Facebook cho được tất cả những gì liên quan đến Tết, Google cho bằng hết được từng tấm hình, nghe hết album nhạc Xuân này đến nhạc xuân khác. Đứa thì lang thang đọc blog người khác rồi lọc cọc viết entry cho chính mình để vơi tâm trạng.


Và cũng có những đứa như nó. Bài vở chồng chất, ăn ngày một bữa ngủ ngày hai tiếng, vùi đầu vào công việc để rồi, nửa đêm nhìn lịch học dày kín mà giật mình nhận ra, Tết đến rồi.

Ba ngày nữa là giao thừa, ba ngày nữa là bước sang năm mới. Ba ngày … Chỉ xém tí nữa thôi là nó đã có thể hời hợt để ba ngày đó trôi qua như mọi ngày khác. Không điện thoại chúc Tết, không đợi đón Giao Thừa, không viết khai bút đầu năm, không gì cả. Chẳng lẽ năm mới của nó sẽ trôi qua đơn giản như thế ư? Chẳng lẽ nó có thể ngày đêm tập nhảy, tập đàn, bỏ ra hàng giờ tố chức chương trình mừng Xuân – China Nite – cho Chinese Student Association mà chẳng thể dành ra vài phút cho những suy nghĩ của bản thân mình ư? Nó rùng mình, nếu đúng thế thật thì hỏng rồi. Thế là nó gạt sang một bên bài báo viết dở cho trường, tạm thời quên đi hai lab reports và hàng trang research papers, để viết một cái gì đó cho bản thân. Ăn Tết sớm.

Nhưng mà, viết gì bây giờ khi mà nó đã không còn là cái đứa 16 tuồi lần đầu xa nhà ngồi hoài niệm mà viết một vế Tết Sài Gòn - Tết Quy Nhơn dài hơn 10 trang giấy? Bốn năm ăn Tết xa nhà, dù muốn dù không những hình ảnh đó, những kỉ niệm đó đã phần nào phai mờ mất rồi. Nó đâu còn nhớ được rõ ràng cái không khí biển se lạnh, đâu còn nghe được mùi hương trầm phảng phất, đâu còn thấy rõ được cánh mai vàng vụt nở, đâu còn cảm giác được vị mặn ngọt của bánh chưng trên đầu lưỡi.

Mà, từng ấy năm rồi, Tết Việt Nam có còn được như thế không với những khủng hoảng kinh tế, nhà nhà khó khăn phải tiết kiệm từng đồng từng xu? Dân Sài Gòn có còn ăn Tết hoành tráng và tưng bừng như những năm cũ? Nhà nó có còn buồn không khi thấy thiếu vắng một thành viên trong gia đình? Bạn bè nó có còn nhớ để mà email, offline, nhắn tin, gọi điện Chúc mừng năm mới?

Nhìn lại quãng thời gian đã qua:

Tết 2007 - Tết của hoài niệm.

Tết 2008 - bài viết dày đặt triết lý non choẹt về thời gian và nỗi sợ hãi khi phải đối diện với sự trưởng thành.

Tết 2009 - một bản tóm tắt một năm đã qua với những gì nó đã làm được, chưa làm được và tràn ngập hình ảnh của những người bước vào đời nó và bước ra.

Tết 2010 – viết gì đây?

Nó không có gì để hoài niệm, không có gì để triết lý, không có gì để sợ hãi và cũng không có gì đế tóm tắt. 3 giờ sáng, nó ngồi viết đến đó rồi thì quả thật không biết viết gì nữa. Tắt máy vi tính, nhắm mắt lại ngủ mà nghĩ “Không lẽ mình không có gì để viết thật sao. Tết đến nơi rồi.”

“Chẳng lẽ nó quên Tết thật rồi sao?” – câu hỏi đó cứ bám theo nó dai dẳng hai ngày trời, len cả vào giấc ngủ vội giữa hai tiết học. Không ngày nào, không giờ nào nó lên Facebook, lên blogspot, lên nghe nhạc mà không nghe đến chữ Tết, vậy mà trên trang word của nó, con trỏ vẫn nhấp nháy nơi cuối dòng nó bỏ dở.

Mọi khi, nó vẫn háo hức đợi đầu năm mới để nó có thể nhìn lại năm cũ mà xem lại mình đã làm được gì, đã học được gì, …. Rồi nó ngồi lập ra kế hoạch năm mới, vẽ ra những điều mà nó mong muốn, những giấc mơ mà nó muốn đạt được. Thế mà bây giờ … Chẳng lẽ năm vừa qua nó sống vô vị đến mức không có gì để nhìn lại và không còn cả ước mơ và tham vọng?

Thời gian cứ tích tắc trôi qua và thời điểm giao thừa mỗi ngày một đến gần, nó cứ mở trang word lên rồi đóng trang word lại mà chẳng thêm được chữ nào.

Nó nghĩ, có lẽ nó không có gì để viết và không thể viết được, vì có bao nhiêu nó đã nói ra thành lời hết rồi. Từ nhỏ đến giờ, nó vẫn là đứa cứng rắn và không thích thể hiện tình cảm ra mặt, có bao nhiêu chỉ dồn vào từng câu chữ, văn chương thôi. Nhưng dạo này, không hiểu thế nào, có chuyện gì buồn hay vui chỉ muốn online kiếm Bloom, hoặc ngồi Starbucks kể chuyện cho mấy thằng bạn thân, hoặc nhất điện thoại lên gọi về cho ba mẹ. Nếu hỏi năm vừa qua nó học được gì, nó sẽ bảo: Học nhìn đời. Cả năm 12 lo làm personal essay, toàn nhìn lại mình xem tính tình, bản chất thế nào. Nộp đơn xin vào đại học cũng là một bước thử thách xem sức mình đến đâu. Sau hết tất cả các công đoạn đó rồi thì nó nhận ra rằng: “Trong cuộc sống này, sức nó còn nhỏ mòn lắm, tài năng nó còn kém cỏi lắm và bản thân nó còn cần người khác giúp đỡ nhiều lắm.”

Nhìn lại năm vừa qua, biết bao nhiêu giây phút nó cần dựa dẫm vào bạn bè nó. Khi nhận được tin nó bị từ chối vào trường đại học mà nó hằng mơ ước, nó hụt hẫng biết bao và khóc hết nước mắt, nhưng lúc đó bên cạnh nó là Melody, là thằng Dũng, là biết bao nhiêu người nữa mà nhờ có họ nó vẫn đứng lên đi tiếp. Hè đến, hè qua, một năm học mới bắt đầu, đến với môi trường lạ lẫm, nhớ bạn bè ở FA mà nhiều lúc chạnh lòng, nhớ lại những ngày ở FA mệt mỏi, gay gắt với nhau thế nào thì cũng đã cùng ăn, cùng ở, cùng trải qua những chuyện vui buồn. Nhưng rồi, bạn bè mới lại đến để giúp nó quên đi nỗi buồn đó, mà hoà nhập vào nơi mà nó từng nghĩ nó sẽ không bao giờ ưa được. Nó cảm thấy nó là đứa may mắn khi bất kì giờ phút nào, không nề hà sớm khuya, nó cũng có thể gõ cửa phòng mấy thằng bạn thân, để mà nghe một câu nói: "Come in and talk to us. You think we don't know that you're upset. How long are you planning on hiding it from us?" Những cái hug, những cái vỗ vai, những cái xoa đầu, những ly nước khi nó uống quá chén, những bàn tay kéo chăn đắp cho nó khi trời lạnh, nó bỗng nhận ra rằng, mấy thằng bình thường vẫn giỡn hớt như trẻ lên 5 nhưng khi nó cần, lại như những người anh tận tụy chăm sóc cho đứa em nhỏ. Nó cảm thấy mình hạnh phúc lắm rồi và không cần gì nữa. Giáng Sinh về nhà, ghé LA 12 tiếng, sợ nó ở airport buồn, thằng bạn không ngại đường xa, không ngại nửa đêm khuya khoắt lên tận sân bay đón chỉ để được vài tiếng bạn bè gặp nhau ôn lại chuyện cũ. Rồi về Việt Nam, bạn bè bận rộn nhưng vẫn dành ra vài giờ đi ăn đi chơi với nhau. Sau những giờ phút vui vẻ như vậy, nó sợ và buồn lắm khi phải nói câu "Không biết đến khi nào gặp lại."

Và dĩ nhiên, gia đình đối với nó cũng là nguồn động viên vô giá không thể viết nên lời. Chỉ biết rằng, nó thèm lắm những phút giây lại được về nhà, được mẹ dựng đầu dậy 8h sáng ăn sáng với ba, được "phụ" rửa chén mặc dù sau 2, 3 ngày cũng chán cái sự phụ đó lắm. Về nhà được ba mẹ cưng chiều muốn ăn gì được nấy, ăn những bữa cơm gia đình cả nhà cười giỡn. Chị em nó dạo này lớn rồi cũng có thể tâm sự được nhiều chuyện. Nó nhớ hồi nhỏ, nó nghĩ cái chuyện tâm sự đó là dư thừa, dở hơi, phí thời gian, Giờ lớn lên rồi mới hiểu được giá trị của sự chia sẻ.

Lên đại học, kiến thức, hiểu biết mỗi ngày một nhiều. Ra đời, gặp nhiều loại người và quan hệ giao tiếp mỗi ngày một rộng. Nhưng có vẻ như đời không dạy nó phải cứng rắn lên, mạnh mẽ lên vì những cái đó, bản chất nó đã như vậy rồi. Bốn năm đi học xa nhà, nó học được cách yếu đuối và dựa dẫm vào người khác. Vì những lúc như vậy, nó mới cảm thấy là nó sống một cách toàn diện.

Năm 19 đã qua và nó đang tiến gần đến 20. Không hiểu sao, có cảm giác rằng, "khi ta 20" thì ta sẽ trưởng thành hoàn toàn và mọi thứ sẽ không còn trẻ con nữa. Hy vọng là năm sau nó cũng sẽ viết được một bài entry nhìn ra được sự trưởng thành của mình.


Hãy trải lòng ra và hãy biết sống phụ thuộc vào người khác sẽ là mục tiêu của nó năm 2010.


Chiều thứ sáu mùa đông, 30 Tết, như thường lệ, nó lên facebook, sign in Y!M, check mailbox và trước mặt nó là những câu chúc Tết từ bạn bè, thầy cô, ngay cả những người không phải châu Á. nhìn thấy hình ảnh chợ hoa Sài Gòn 30 Tết, hình bánh chưng bánh Tét, hình mọi người chung vui bên gia đình, nghe thằng bạn lải nhải hát:

Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết Tết Tết Tết đến rồi
...

Cuối cùng thì cái Tết trong nó cũng thức tỉnh. Bây giờ thì cảm giác thôi thúc muốn được “ăn Tết” cũng đã trở lại. Nó thở phào nhẹ nhõm. Nghĩ cho cùng, có đi đâu về đâu đi nữa, có xa quê hương bao lâu đi nữa, thì cái Tết cũng đã ngấm vào trong máu rồi, đâu thể quên được, chỉ khéo lo xa.

Chẳng cần không khí Tết, chẳng cần gì cả, miễn là tâm trí nó, tình cảm nó dồn hết cho Tết và cứ như thế mà cùng chia sẽ với mọi người. Ít ra thì nó biết rằng, cho dù cách xa nửa vòng trái đất, khác gió trở trời, ngược giờ ngược giấc, nhưng tất cả mọi người cùng đón Xuân và cùng nghĩ về nhau thì có nghĩa là Tết đến rồi.

Chúc mừng năm mới.


[From Az - with love]

Tết Tết Tết Tết đến ri
Tết Tết Tết Tết đến ri
Tết Tết Tết Tết đến ri
Tết đến trong tim mi người

Mng ngày Tết trên khp quê tôi
Ngàn hoa thơm khoa sc xinh tươi
Đàn em thơ khoe áo mi
Chy tung tăng vui pháo hoa
Mng ngày Tết trên khp quê tôi
Người ra Trung, ra Bc, vô Nam
Dù đi đâu ai cũng nh
V chung vui bên gia đình

Tết Tết Tết Tết đến ri
Tết Tết Tết Tết đến ri
Tết Tết Tết Tết đến ri
Tết đến trong tim mi người

Mng ngày Tết ph xá đông vui
Người đi thăm, đi viếng, đi chơi
Người lo đi mua sm Tết
Người dâng hương đi l chùa
Mng ngày Tết ta chúc cho nhau
Mt năm thêm sung túc an vui
Người nông dân thêm lúa thóc
Người thương gia mau phát tài

Tết Tết Tết Tết đến ri
Tết Tết Tết Tết đến ri
Tết Tết Tết Tết đến ri
Tết đến trong tim mi người

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.